Quy Trình Xin Chứng Nhận VIETGAP Trồng Cà Phê (Quy Trình 2020)

#tuvanphaplydoanhnghiepacc #gianghuutai #thanhlapcongty #giayphepkinhdoanh #ketoanthue #atvstp #companyregistrationvietnam

  • Quy Trình Xin Chứng Nhận VIETGAP Trồng Cà Phê
    Quy Trình Xin Chứng Nhận VIETGAP Trồng Cà Phê

Trên thế giới có nhiều loại chứng nhận từ cơ bản đến các tiêu chí đòi cao cho cà phê. Các chứng nhận này thường mang lại giá trị tăng thêm cho nhà thương mại, giá trị PR cho nhà rang xay. Theo đó, để việc xin giấy chứng nhận VIETGAP diễn ra thuận lợi. Sau đây, ACC sẽ tư vấn cho các bạn những vấn đề liên quan đến “Quy trình xin chứng nhận VIETGAP trồng cà phê (Quy trình 2020)”

 

1. Tìm hiểu về giấy chứng nhận VIETGAP trồng cà phê

VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi. VietGAP là một tiêu chuẩn tự nguyện nhằm hướng dẫn nhà sản xuất nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm trên cơ sở kiểm soát các mối nguy.

VIETGAP căn cứ trên cơ sở 4 nhóm tiêu chí:

  • Đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Bảo vệ môi trường.
  • Bảo đảm sức khỏe cho người lao động và phúc lợi xã hội.
  • Bảo đảm chất lượng sản phẩm.

2. Điểu kiện để được cấp Giấy chứng nhận VIETGAP trồng cà phê

Có 4 yêu cầu chính doanh nghiệp nên chú ý khi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong thực hành sản xuất nông nghiệp cho sản phẩm cà phê. Đó là:

Yêu cầu 1: Các tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất

Tiêu chuẩn VietGAP sẽ thiết lập các yêu cầu cụ thể về kỹ thuật sản xuất cho từng khâu trong quá trình sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt, bao gồm:

  • Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
  • Giống và gốc ghép
  • Quản lý đất và giá thể
  • Phân bón và chất phụ gia
  • Nước tưới cho cây trồng
  • Hóa chất (gồm phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật)
  • Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
  • Quản lý và xử lý chất thải
  • An toàn lao động
  • Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
  • Kiểm tra nội bộ
  • Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Yêu cầu 2: An toàn thực phẩm

Nhà sản xuất phải đảm bảo các nông sản không bị nhiễm độc do chất bảo quản hay dư lượng kháng sinh từ sản xuất tới khi lưu thông sản phẩm trên thị trường. Đảm bảo thực phẩm luôn đạt chuẩn về an toàn, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.

Yêu cầu 3: Môi trường làm việc

Các yếu tố về vấn đề lao động cần phải được kiểm soát để đảm bảo không lạm dụng người lao động quá mức.

Yêu cầu 4: Truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Các sản phẩm trồng trọt từ khâu đầu vào tới khi trở thành thành phẩm được tiêu thụ cần phải đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng và có thể truy xuất cụ thể nguồn gốc của chúng.

Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng, mức độ an toàn của sản phẩm mà cũng giúp người tiêu dùng nắm bắt được đầy đủ và chính xác các thông tin về sản phẩm cùng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó.

3. Lợi ích của giấy chứng nhận VIETGAP trồng cà phê

10 lợi ích nổi bật mà doanh nghiệp/ tổ chức đạt được khi khi sở hữu giấy chứng nhận VietGAP trồng cà phê phải kể đến như:

  • Dễ dàng kiểm soát một cách toàn diện mọi quy trình từ sản xuất, thu hoạch tới xử lý sau thu hoạch;
  • Thiết lập được một quy trình chuẩn để duy trì một cách ổn định mức độ an toàn cũng như chất lượng của sản phẩm;
  • Hạn chế tối đa các sai sót, lỗi hỏng trong quá trình sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt;
  • Giảm chi phí hoạt động nhưng vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm;
  • Tăng sức tiêu thụ cho sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại. Từ đó tạo và củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường;
  • Khách hàng dễ dàng chấp nhận hơn khi doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới;
  • Là công cụ marketing hữu hiệu cho doanh nghiệp giúp nâng cao uy tín, hình ảnh cho doanh nghiệp trong mắt khách hàng, đối tác cùng các bên liên quan;
  • Tạo lập một ngành trồng trọt bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội;
  • Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý;
  • Được xem xét miễn hoặc giảm các hoạt động kiểm tra từ đối tác hoặc các cơ quan quản lý.

4. Quy trình xin chứng nhận VIETGAP trồng cà phê (Quy trình 2020)

  • Bước 1: Trước khi chính thức nộp đơn xin Cấp giấy chứng nhận VietGAp trồng cà phê, nông hộ/ nhà sản xuất cần liên hệ với các chuyên gia hoặc cơ sở tư vấn tiêu chuẩn VietGAP để chuẩn bị các bước sau:
    • Giấy đăng ký chứng nhận VietGap theo mẫu của quy chế
    • Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản.
    • Kết quả kiểm tra nội bộ theo quy định tại điều 8 quy chế.
    • Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký Tổ chức chứng nhận xem xét hồ sơ, hướng dẫn bằng văn bản cho nhà sản xuất bổ sung hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
    • Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ. Tổ chức chứng nhận thoả thuận để ký hợp đồng chứng nhận Vietgap với nhà sản xuất. Hợp đồng cần bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của hai bên trong hoạt động chứng nhận VietGap

  • Bước 2:

Sau khi đã áp dụng quy trình VietGAP vào quá trình trồng trọt và chuẩn bị các tài liệu theo yêu cầu, nông dân và nhà sản xuất sẽ liên hệ với các tổ chức được phép Cấp giấy chứng nhận VietGAP trồng cà phê được quy định để ký hợp đồng Cấp giấy chứng nhận.

  • Bước 3: Tổ chức chứng nhận xem xét hồ sơ
  • Bước 4: Đánh giá chứng nhận tại cơ sở, lấy mẫu thử nghiệm
  • Bước 5: Quyết định cấp Giấy chứng nhận VIETGAP
  • Bước 6: Đánh giá giám sát định ký (tần suất 12 tháng/lần)

5. Hiệu lực giấy chứng nhận VIETGAP trồng cà phê

  • Giấy chứng nhận có hiệu lực tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày cấp;
  • Giấy chứng nhận được gia hạn tối đa 03 (ba) tháng đối với trường hợp cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận nhưng không tiếp tục đăng ký cấp lại sau khi hết hạn.

Bài viết Quy Trình Xin Chứng Nhận VIETGAP Trồng Cà Phê (Quy Trình 2020) đã xuất hiện lần đầu tiên tại ACC Group - Thành lập công ty, dịch vụ kế toán, pháp lý doanh nghiệp.

Comments