Thủ tục và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

#tuvanphaplydoanhnghiepacc #gianghuutai #thanhlapcongty #giayphepkinhdoanh #ketoanthue #atvstp #companyregistrationvietnam

Thủ tục và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
Thủ tục và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Kinh doanh vận tải đường thủy là gì? Để bắt đầu kinh doanh cần phải làm gì? ACC sẽ trả lời thông qua Thủ tục và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.

1. Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là gì?

Để hiểu kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là gì, cần phải hiểu về vận tải đường thủy nội địa. Vận tải đường thủy nội địa là một trong các hoạt động giao thông đường thủy nội địa được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa.

Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa  được hiểu đơn giản là hoạt động mà trong đó người kinh doanh vận tải giao kết hợp đồng vận tải hàng hoá, hành khách với người thuê vận tải để thực hiện việc vận tải hàng hoá, hành khách mà có thu cước phí vận tải.

Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa bao gồm các hình thức sau:

  • Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến;
  • Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
  • Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông;
  • Kinh doanh vận tải hàng hóa;

2. Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Điều kiện chung để kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Có 05 điều kiện chung chủ kinh doanh cần đáp ứng để kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, gồm:

  • Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải thủy nội địa.
  • Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; phù hợp với hình thức và phương án kinh doanh.
  • Thuyền viên phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Thuyền viên phải đủ tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
  • Thuyền viên, nhân viên phục vụ có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ hộ kinh doanh).
  • Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và người thứ ba.

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định

Đối với chủ kinh doanh vận tải đường thủy nội địa theo tuyến cố định, ngoài các điều kiện chung, chủ kinh doanh còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có văn bản chấp thuận tuyến hoạt động và phương án khai thác tuyến của cơ quan có thẩm quyền nơi đơn vị kinh doanh nộp đơn đăng ký vận tải hành khách đường thủy nội địa theo tuyến cố định. Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thủ tục đăng ký tuyến hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa theo tuyến cố định.
  • Nhân viên phục vụ trên phương tiện phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
  • Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác.
  • Có nơi neo đậu cho phương tiện phù hợp với phương án khai thác tuyến và bảo đảm các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường theo quy định.
  • Phương tiện phải lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động – AIS khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo.
  • Có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.

Điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch

Đối với chủ kinh doanh vận tải đường thủy nội địa vận chuyển khách du lịch, ngoài các điều kiện chung, chủ kinh doanh còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Phương tiện phải được cấp biển hiệu riêng cho phương tiện vận chuyển khách du lịch theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
  • Nhân viên phục vụ trên phương tiện vận chuyển khách du lịch phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định có liên quan của pháp luật về du lịch.

3. Thủ tục kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Để kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, chủ kinh doanh cần phải đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa. Chủ kinh doanh có thể lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần.

Thủ tục đăng ký thành lập Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường thủy nội địa gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Nội dung bao gồm: Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; ngành, nghề kinh doanh; vốn điều lệ, hoặc vốn đầu tư đối doanh nghiệp tư nhân; các thông tin về cổ phần nếu là công ty cổ phần; thông tin đăng ký thuế; số lượng lao động; thông tin liên quan đến chủ doanh nghiệp hoặc thành viên của doanh nghiệp (Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn).
  • Điều lệ công ty (doanh nghiệp tư nhân không cần có điều lệ).
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với cá nhân, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đối với tổ chức.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp nộp trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở doanh nghiệp hoặc nộp trực tuyến tại trang web Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp phải sửa đổi, bổ sung sẽ thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.

Nhận kết quả: Sau khi đăng ký thành lập công ty thành công, chủ doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế.

Trên đây là toàn bộ thông tin do ACC cung cấp về vận tải đường thủy nội địa – vận tải đường thủy là gì – vận tải đường thủy có ưu điểm gì – vận tải đường sông – vận tải đường sông ở việt nam – công ty vận tải đường thủy nội địa – công ty vận tải đường thủy – kinh doanh vận tải đường thủy nội địa – kinh doanh vận tải đường thủy – điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa – giấy phép kinh doanh vận tải đường thủy nội địa – điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy – giấy phép kinh doanh vận tải đường thủy – thị trường vận tải đường thủy nội địa – phương tiện vận tải đường thủy nội địa – phương tiện vận tải đường thủy – giấy phép vận tải đường thủy – phương thức vận tải đường thủy – quy định về vận tải đường thủy nội địa – vận tải thủy đường sông – ưu nhược điểm của vận tải đường thủy – công ty dịch vụ vận tải đường thủy.

Bài viết Thủ tục và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa đã xuất hiện lần đầu tiên tại ACC Group - Thành lập công ty, dịch vụ kế toán, pháp lý doanh nghiệp.

Comments