Thủ Tục Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu (Quy Định 2020)

#tuvanphaplydoanhnghiepacc #gianghuutai #thanhlapcongty #giayphepkinhdoanh #ketoanthue #atvstp #companyregistrationvietnam

Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu

Nếu bạn đang có ý định tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu thì đăng ký giấy phép kinh doanh là điều không thể thiếu. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vấn đề này.

Ngày nay với các chính sách mở cửa kinh tế thì xu hướng xuất nhập khẩu các loại hàng hóa cũng tăng cao. Để tham gia vào thị trường này thì chủ thể kinh doanh cần phải được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu muốn việc kinh doanh của bạn đi vào hoạt động hợp pháp và hạn chế các rủi ro về pháp lý thì phải đủ các điều kiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau đây là những điều bạn cần biết khi bạn muốn đăng ký xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu:

1. Điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu

Công ty xuất nhập khẩu có những đặc điểm cơ bản như những loại hình doanh nghiệp khác. Chỉ có sự khác biệt trong lĩnh vực và đối tác kinh doanh mà thôi. Điều kiện để mở công ty xuất nhập khẩu gồm những yếu tố cơ bản sau đây :

  • Tên công ty : là duy nhất và không trùng với các tên công ty đã có sẵn
  • Địa chỉ trụ sở công ty: Trụ sở thuê cần chứng minh được quyền sở hữu, địa chỉ trụ sở chính theo quy định của pháp luật.
  • Chủ thể thành lập công ty : đảm bảo tư cách cá nhân của mình trước pháp luật, các yếu tố liên quan đến hình sự. Nếu là tổ chức thì các thành viên trong tổ chức đó đều phải đáp ứng được những yêu cầu này.
  • Nghành nghề kinh doanh : các nghành nghề trong diện cấm nhập/ cấm xuất đều không được phép tiến hành đăng ký kinh doanh.

Điều kiện về vốn

Đối với các nghành nghề kinh doanh có giá trị lớn về hàng hóa doanh nghiệp cần đáp ứng được yêu cầu về vốn tối thiểu mới được đăng ký kinh doanh

Điều kiện về mặt hàng kinh doanh

  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành.
  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch động thực vật. An toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất lượng. Phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan.
  • Các hàng hóa khác không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc quy định tại các khoản 1, 2 Điều 5 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại.

2. Thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Bước 1: Gửi Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền & nộp lệ phí đăng ký

  • Chuẩn bị hồ sơ là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Trước khi soạn thảo hồ sơ, chủ thể phải tìm hiểu thông tin pháp lý: loại hình doanh nghiệp phù hợp; các điều kiện để thành lập; hồ sơ cần đảm bảo những giấy tờ gì,….
  • Đầu mục hồ sơ cơ bản cần chuẩn bị:
  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu
  • Điều lệ công ty có chữ ký của chủ sở hữu/ cổ đông/thành viên.
  • Danh sách cổ đông/ Danh sách thành viên.
  • Các giấy tờ sao y bản chính như:
  • Thành viên, cổ đông là cá nhân cần có: căn cước công dân, chứng minh nhân dân; hộ chiếu,…
  • Thành viên, cổ đông là tổ chức cần có: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; văn bản uỷ quyền, chứng minh nhân dân, Hộ chiếu/chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện uỷ quyền.
  • Thành viên,cổ đông là là tổ chức nước ngoài cần: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/tài liệu tương đương được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
  • Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh bao gồm: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư và Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Tùy vào loại hình muốn kinh doanh mà lựa chọn phù hợp như sau:
    • Đối với loại hình doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Nơi đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố sở tại;
    • Đối với loại hình Hộ kinh doanh cá thể: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể; Nơi đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện sở tại;

Các hồ sơ, giấy tờ bạn cần phải chuẩn bị

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp quy định tại Điều 22, Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2014 bao gồm những giấy tờ sau đây:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Điều lệ doanh nghiệp. 
  • Danh sách các thành viên cổ đông công ty tùy vào loại hình doanh nghiệp (danh sách thành viên đối với công ty TNHH hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần). Nếu có cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài thì cần có thêm Danh sách các cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư
  • Các tài liệu, giấy tờ khác (nếu có).
  • Chứng minh nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân/chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu doanh nghiệp và các thành viên trong doanh nghiệp.
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (giấy ủy quyền không cần chứng thực ở Ủy ban nhân dân xã, phường)

  • Chứng minh nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân/chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền đối với thành viên là tổ chức

Bước 2: Chờ đợi cơ quan đăng ký xét duyệt

Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết nếu được yêu cầu

  • Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh/Phòng kế hoạch – đầu tư sẽ cấp giấy phép kinh doanh (khoản 1 Điều 28 và khoản 2 Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp)
  • Nếu sau 3 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo về việc yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ thì bạn có quyền khiếu nại lên cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

3. Cần làm gì sau khi xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu?

  • Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, đơn vị cần thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia theo trình tự, thủ tục và trả phí theo quy định.
  • Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để công khai trên Cổng thông tin quốc gia.
  • Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế.
  • Làm thủ tục đặt in hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn.

Bài viết Thủ Tục Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu (Quy Định 2020) đã xuất hiện lần đầu tiên tại Tư Vấn Pháp Lý Doanh Nghiệp ACC.

Comments