Dịch Vụ Nhà Đất (Làm Hồ Sơ Giấy Tờ Nhà Đất) Trọn Vẹn

#tuvanphaplydoanhnghiepacc #gianghuutai #thanhlapcongty #giayphepkinhdoanh #ketoanthue #atvstp #companyregistrationvietnam

Dịch Vụ Nhà Đất (Làm Hồ Sơ Giấy Tờ Nhà Đất) Trọn Vẹn
Dịch Vụ Nhà Đất (Làm Hồ Sơ Giấy Tờ Nhà Đất) Trọn Vẹn

Dịch vụ nhà đất hiện nay rất phổ biến, đặc biệt là đối với các thành phố lớn, nơi có nhiều bất động sản giá trị lớn. ACC xin được phép giới thiệu cụ thể về Dịch vụ nhà đất (Làm hồ sơ giấy tờ nhà đất) Trọn vẹn.

Hiện nay vấn đề giấy tờ nhà đất luôn là vấn đề nóng với bất cứ ai có nhu cầu mua bán, sử dụng đất. Nhu cầu nhà ở ngày một được nâng cao và song song bên đó và quyền sở hữu phải được nhà nước cấp giấy chứng nhận rõ ràng. Trường hợp không thực hiện đủ các thủ tục pháp lý liên quan đến nhà đất, chủ sở hữu có thể gặp phải các rắc rối pháp lý trong việc sở hữu và sử dụng quyền đối và nhà đất. Tuy nhiên, pháp lý về nhà đất luôn là một vấn đề phức tạp và không phải ai cũng có thể hiểu rõ và thực hiện được. Do đó, thông thường chủ sở hữu nhà đất thường lựa chọn sử dụng các dịch vụ pháp lý, điều này sẽ giúp chủ sở hữu tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn thực hiện đầy đủ các thủ tục một cách đúng luật, tránh các rắc rối, tranh chấp về sau. ACC là cơ quan chuyên nghiệp trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ làm hồ sơ nhà đất. ACC xin được phép giới thiệu cụ thể Dịch vụ nhà đất (Làm hồ sơ giấy tờ nhà đất) Trọn vẹn.

Dịch vụ nhà đất cụ thể là dịch vụ cung cấp hồ sơ giấy tờ nhà đất là dịch vụ pháp lý phổ biến, được thực hiện để đảm bảo tính hợp pháp của nhà đất. Các giấy tờ liên quan đến lĩnh vực nhà đất gồm hồ sơ giấy tờ mua bán nhà đất, hồ sơ giấy tờ hợp thức hóa nhà đất và hồ sơ giấy tờ xây dựng nhà đất.

1. Đối với mua bán nhà đất

  • Sau khi kí kết và công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất, người nhận chuyển quyền nộp hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất, sang tên chuyển chủ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất. Hồ sơ nhà đất để thực hiện thủ tục trên bao gồm:
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bản chính + 02 bản photo có chứng thực);
    • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (02 bản có công chứng);
    • Chứng minh nhân dân/hộ khẩu hai bên bán và bên mua (02 bộ có chứng thực);
    • Giấy tờ chứng minh tài sản chung/riêng như Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân (02 bộ có chứng thực);
    • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (01 bản chính);
    • Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản chính);
    • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản chính);
    • Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (02 bản chính);
    • Tờ khai đăng ký thuế;
    • Sơ đồ vị trí nhà đất (01 bản chính).
  • Nếu chuyển nhượng một phần thửa đất thì phải có hồ sơ kỹ thuật thửa đất, đo đạc tách thửa phần diện tích chuyển nhượng.
  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện quyền theo quy định thì sẽ tiếp tục tiến hành gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
  • Phòng Tài nguyên Môi trường thực hiện thủ tục sang tên. Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Thời gian thực hiện thủ tục sang tên: 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

2. Đối với thủ tục hợp thức hóa nhà đất

Đối với thủ tục hợp thức hóa nhà đất là xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đối với nhà đất mà chưa được công nhận hoặc đang bị tranh chấp, hồ sơ giấy tờ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu được Ủy ban nhân dân phường – xã – thị trấn kiểm tra, xác nhận vào đơn với các nội dung:
    • Tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà;
    • Xác nhận về nguồn gốc, thời điểm xây dựng và sử dụng đất;
    • Xác minh thực địa (trong trường hợp cần thiết) về sự phù hợp quy họach xây dựng theo Giấy phép xây dựng; Đối với trường hợp xây dựng sai phép phải lập Biên bản kiểm tra hiện trạng thể hiện rõ nội dung sai phép; Trường hợp vi phạm khoản 3, Điều 15 Thông tư số 24/2009/TT-BXD ngày 22/7/2009 của Bộ Xây dựng thì đề xuất, xử lý theo thẩm quyền.
  • Một trong các loại giấy tờ theo Điều 8 Nghị định 88/2009/NĐ-CPngày 19/10/2009 của Chính phủ hoặc các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai;
  • Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
  • Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở hoặc giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994;
  • Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;
  • Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 và Nghị quyết số 755/2005/NQ – UBTVQH11;
  • Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở.
  • Trường hợp nhà ở do mua của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết; trường hợp mua nhà kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 (ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành) thì ngoài hợp đồng mua bán nhà ở, bên bán nhà ở còn phải có một trong các giấy tờ về dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán (quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư);
  • Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật.
    • Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
    • Bản vẽ Sơ đồ nhà, đất (đã được kiểm tra nội nghiệp);
    • Chứng minh nhân dân và hộ khẩu.

3. Đối với hoạt động xây dựng trên nhà đất

Hồ sơ giấy tờ xin phép xây dựng thường bao gồm:

  • Giấy phép xây dựng (để có giấy phép xây dựng, chủ sở hữu phải làm thủ tục xin cấp phép xây dựng trước khi chủ đầu tư muốn xây dựng công trình. Để được cấp phép xây dựng thì chủ sở hữu cần phải làm đơn xin phép xây dựng);
  • Giấy chứng nhận quyền sử đất ở dạng bản chính hoặc photo (có công chứng của cơ quan có thẩm quyền);
  • Bản vẽ thiết kế nhà đất. Thông thường, chủ sở hữu sẽ phải chuẩn bị 2 bản vẽ thiết kế. Mỗi bản gồm có bản vẽ mặt bằng của công tinh muốn thi công và bản vẽ mặt bằng móng;
  • Chứng minh thư, sổ hộ khẩu của chủ sở hữu.

Đối với chủ sở hữu muốn sử dụng Dịch vụ làm giấy tờ nhà đất huyện Hóc Môn, Dịch vụ làm giấy tờ nhà đất Quận 12, việc chuẩn bị hồ sơ giấy tờ tương tự như trên. Hồ sơ giấy tờ nhà đất sẽ được nộp cho cơ quan có thẩm quyền tại khu vực huyện Hóc Môn, quận 12 để xem xét và giải quyết.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Dịch vụ nhà đất – Dịch vụ làm giấy tờ nhà đất huyện Hóc Môn – Dịch vụ làm hồ sơ nhà đất – Dịch vụ làm giấy tờ nhà đất Quận 12 – Dich vu lam giay to nha dat do ACC cung cấp.

Bài viết Dịch Vụ Nhà Đất (Làm Hồ Sơ Giấy Tờ Nhà Đất) Trọn Vẹn đã xuất hiện lần đầu tiên tại Tư Vấn Pháp Lý Doanh Nghiệp ACC.

Comments