Điều Kiện Thành Lập Công Ty TNHH (1 TV, 2 TV trở lên) 2019

Tham khảo bài viết gốc ở : Điều Kiện Thành Lập Công Ty TNHH (1 TV, 2 TV trở lên) 2019
Bạn đang muốn thành lập một doanh nghiệp mới nhưng không nắm rõ các điều kiện thành lập công ty như thế nào?
Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn các điều kiện theo quy định của pháp luật để bạn có thể mở một công ty ở Việt Nam, đặc biệt đối với loại hình doanh nghiệp đang phổ biến hiện nay là công ty tnhh, và điều kiện để thành lập công ty tnhh 1 thành viên.
điều kiện thành lập công ty
Bạn cần nắm được các điều kiện về:

1. Cá nhân, tổ chức (đại diện) thành lập doanh nghiệp

Theo quy định của Luật doanh nghiệp được ban hành vào năm 2014 thì các cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập công ty tại Việt Nam. Tuy nhiên, một số các trường hợp sau không được phép thành lập doanh nghiệp được quy định rõ ràng tại khoản 1 Điều 18 Luật doanh nghiệp năm 2014.

2. Tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp sẽ do doanh nghiệp tự đặt nhưng phải đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Tên doanh nghiệp cần đảm bảo có 2 bộ phận là loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp.

2.1. Loại hình doanh nghiệp

Tại Việt Nam có các loại hình doanh nghiệp là:
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và hai thành viên trở lên, có thể viết tắt là công ty TNHH
  • Công ty cổ phần viết tắt là công ty CP
  • Công ty hợp danh viết tắt là công ty HD
  • Doanh nghiệp tư nhân viết tắt là DNTN hoặc doanh nghiệp TN

2.2. Tên riêng của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể tự do đặt tên riêng cho công ty. Tên riêng được viết bằng các chữ cái tiếng việt, chữ F, J, Z, W, chữ số và cả ký hiệu. Tuy nhiên, trong điều kiện thành lập công ty có quy định cấm đặt tên doanh nghiệp như sau:
  • Không đặt trùng tên hoặc cố ý gây ra nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác đã được đăng ký trước đó
  • Không sử dụng các từ ngữ vi phạm văn hóa, truyền thống và thuần phong mỹ tục Việt Nam
  • Không sử dụng tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị hay đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghiệp nghiệp làm tên riêng cho một phần hay toàn phần công ty, trừ trường hợp đã nhận được sự cho phép của đơn vị, cơ quan, tổ chức đó
  • Doanh nghiệp phải gắn tên tại địa điểm kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện, trụ sở chính của doanh nghiệp và phải được viết hoặc in trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ, tài liệu, ấn phẩm mà doanh nghiệp phát hành

3. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh

Trong điều kiện thành lập công ty thì doanh nghiệp có thể kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Bên cạnh đó doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh với cơ quan quản lý.
Các ngành nghề bị cấm thì doanh nghiệp không được phép đầu tư kinh doanh.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không được kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi vẫn chưa đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.

4. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp

điều kiện về trụ sở doanh nghiệp
Theo quy định thì trụ sở của doanh nghiệp phải thuộc lãnh thổ Việt Nam và xác định được số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ngoài ra còn phải có cả số điện thoại, email, số fax.
Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp không thể là nhà tập thể, nhà chung cư. Nếu như chọn nhà riêng làm trụ sở công ty thì nhà riêng phải có số phòng và cung cấp được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

5. Vốn điều lệ và vốn pháp định

Có khá nhiều người bị nhầm lẫn giữa vốn điều lệ và vốn pháp định. Để các bạn hiểu rõ về 2 loại vốn này, chúng tôi xin giải thích cụ thể như sau:
  • - Vốn điều lệ là vốn mà người đóng vai trò là thành viên, cổ đông thành lập công ty góp hoặc cam kết góp vốn. Điều này được ghi trong Điều lệ công ty
  • - Vốn pháp định là mức vốn quy định tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề không yêu cầu về vốn pháp định thì chủ doanh nghiệp có thể tự quyết định và đăng ký khi thành lập công ty. Tuy nhiên, theo như Luật doanh nghiệp mới ban hành thì trong vòng 90 ngày tính từ ngày thành lập công ty, doanh nghiệp đều phải góp đủ vốn đăng ký.
Nếu doanh nghiệp không góp đủ trong thời hạn quy định thì sẽ mặc định giảm số vốn đến mức đã góp, thành viên hay cổ động nào không góp sẽ không được công nhận là thành viên, cổ đông của công ty nữa và công ty cũng phải điều chỉnh lại vốn cũng như loại hình tương ứng.
Với những ngành nghề kinh doanh yêu cầu về vốn thì vốn điều lệ của công ty phải bằng hoặc cao hơn mức vốn pháp định.

6. Điều kiện để thành lập công ty TNHH

Trước khi giới thiệu về điều kiện thành lập công ty TNHH thì chúng tôi muốn các bạn hiểu rõ công ty TNHH là gì. Đây là một loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam. Loại hình này có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Chủ sở hữu công ty TNHH và công ty TNHH là 2 thực thể pháp lý riêng biệt. Trong đó chủ sở hữu là thể nhân còn công ty là pháp nhân.
Công ty TNHH có 2 hình thức là công ty TNHH 1 thành viêncông ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Vậy điều kiện thành lập công ty TNHH như thế nào? Thực ra, các điều kiện quy định thành lập công ty TNHH cũng tương tự như những điều kiện thành lập công ty đã nêu ở trên. Các bạn chỉ cần tuân thủ đúng các điều kiện trên, chuẩn bị đầy đủ thủ tục, hồ sơ là có thể thành lập công ty TNHH rồi.
Trên đây là các điều kiện thành lập công ty và công ty TNHH mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Chúc các bạn thuận lợi trong quá trình đăng ký thành lập công ty.
https://sites.google.com/site/thanhlapcongtyacc/home/kien-thuc-phap-ly-doanh-nghiep/thu-tuc-thanh-lap-cong-ty
#ACCGroup #dịchvụthànhlậpcôngty #thủtụcthànhlậpcôngty

Comments