Tư Vấn Hồ Sơ, Quy Trình, Thủ Tục Thành Lập Các Loại Hình Công Ty, Doanh Nghiệp Đúng Luật 2019

Xem bài nguyên mẫu tại : Tư Vấn Hồ Sơ, Quy Trình, Thủ Tục Thành Lập Các Loại Hình Công Ty, Doanh Nghiệp Đúng Luật 2019
Vấn đề cần quan tâm hàng đầu cho các bạn trẻ khi muốn khởi nghiệp hiện nay chính là thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp. Điều này chính là mốc quan trọng, là bước đi đầu tiên đánh dấu chỗ đứng của công ty, doanh nghiệp. Vậy quy trình, hồ sơ, thủ tục thành lập công ty TNHH hay các loại hình kinh doanh khác như nào? Bạn cần chuẩn bị những gì?
Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn đầy đủ cho bạn quy trình và thủ tục thành lập công ty áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp như Công ty TNHH, công ty Cổ phần, công ty tư nhân…
Mục lục nội dung bài viết
1. Các thông tin cần thiết để thành lập hồ sơ công ty, doanh nghiệp
Để tránh sai sót cho việc soạn thảo văn bản thì bạn cần nắm được những điều kiện thành lập doanh nghiệp sau đây để không bị làm trái quy định của pháp luật.
Đối tượng kinh doanh
Tên doanh nghiệp
Đối tượng kinh doanh
  • + Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đã làm thủ tục định cư tại Việt Nam.
  • + Là người nước ngoài mang quốc tịch của là nước thành viên của tổ chức WTO. Với đối tượng này sẽ thành lập công ty với các hình thức: Công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài 100% hoặc mở chi nhánh tại Việt Nam.
Tên doanh nghiệp
+ Các yếu tố cần đảm bảo:
  • Mô hình kinh doanh: Công ty TNHH. Công ty cổ phần, công ty Hợp danh…(theo điều 38 luật doanh nghiệp)
  • Phải là tên riêng và viết bằng chữ cái có dấu theo bảng chữ cái tiếng Việt.
+ Các điều cần lưu ý:
  • Không đặt tên trùng với các doanh nghiệp đã và đang hoạt động.
  • Không sử dụng câu từ vi phạm thuần phong mỹ tục, văn hóa của người Việt Nam.
  • Không lấy tên cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị…để đặt tên cho doanh nghiệp
+ Ngành nghề đăng ký kinh doanh
  • Bạn cần xác định ngành nghề kinh doanh rồi tra trên bảng “Danh mục ngành nghề kinh doanh” để biết được ngành của mình có được phép kinh doanh hay không? Hay thuộc ngành nghề cần đến điều kiện kinh doanh như chứng chỉ hành nghề hoặc vốn pháp định.
  • Nếu ngành nghề kinh doanh nằm trong mục cần điều kiện kinh doanh thì bạn nên bổ sung đầy đủ tránh phát sinh điều không mong muốn trong quá trình hoạt động của công ty sau này.
  • Địa điểm trụ sở: Phải có số nhà, đường phố chính xác.
+ Vốn điều lệ và vốn pháp định
  • Vốn điều lệ: là do thành viên góp vốn vào và được thể hiện rõ trong Điều lệ của công ty
  • Vốn pháp định: là mức vốn được quy định ở mức tối thiểu tùy thuộc vào mỗi ngành nghề kinh doanh.
  • Con dấu doanh nghiệp

Nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào? Thủ tục thành lập công ty tư nhân?

Tìm hiểu về loại hình doanh nghiệp qua bài

LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

2. Soạn thảo văn bản và nộp hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp.

2.1 Soạn thảo hồ sơ

 
Công ty TNHH 1 thành viên
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Công ty cổ phần
Công ty TNHH 1 thành viên
Hồ sơ, thủ tục thành lập:
  • Hồ sơ, thủ tục thành lập:
    • 01 bản Giấy đề đăng ký kinh doanh có chữ ký của người đại diện hợp pháp (Theo mẫu);
    • 01 bản dự thảo Điều lệ công ty TNHH 1 thành viên và ở từng trang phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp;
    • Bản sao CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người đại diện.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Hồ sơ, thủ tục thành lập:
  • 01 bản Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu);
  • 01 bản dự thảo Điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên, có chữ ký của tất cả các thành viên góp vốn trong công ty ở từng trang;
  • 01 bản danh sách thành viên góp vốn;
  • 01 bản chứng thực các giấy tờ sau:
    • CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn niên hạn sử dụng;
    • QĐ thành lập hoặc giấy chứng nhận ĐKDN đối với người góp vốn là tổ chức. Trường hợp là tổ chức nước ngoài thì phải có lãnh sự quán đứng ra đảm bảo.
    • Giấy chứng nhận đầu tư với tổ chức là nhà đầu tư nước ngoài.
Công ty cổ phần
Hồ sơ, thủ tục thành lập:
  • 01 giấy Đề nghị ĐKKD;
  • 01 bản dự thảo Điều lệ công ty cổ phần;
  • 01 bản danh sách cổ đông sáng lập;
  • 01 bản sao thẻ căn cước, CMND hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng;
  • 01 bản sao Quyết định thành lập, giấy CNĐKKD hoặc giấy tờ khcs tương đương.

2.2 Nộp hồ sơ

  • Bạn đem hồ sơ đến nộp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.
  • Bạn sẽ nhận được giấy hẹn trả kết quả nếu hồ sơ của bạn hợp lệ. Sau 03 ngày làm việc bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Lưu ý: Nếu người đại diện theo pháp luật không trực tiếp đi nộp hồ sơ thì cần có giấy ủy quyền cho người đi nộp thay. Giấy ủy quyền cần đúng theo điều 9 - TT số 01/2013/TT-BKHĐT đầu năm 2013 của Sở kế hoạch và đầu tư. Người được ủy quyền cần mang theo bản sao CMND hoặc căn cước mình khi đi làm việc.
  • Khắc dấu và thông báo mẫu dấu pháp nhân
  • Khi đi khắc dấu pháp nhân của công ty cần mang theo 01 bản sao Giấy đăng ký kinh doanh.
  • Khi đến nhận dấu cần mang theo bản Đăng ký kinh doanh gốc. Trường hợp người đại diện theo pháp luật không trực tiếp đi thì làm giấy ủy quyền hợp lệ cho người khác đi lĩnh dấu thay.
  • Sau khi nhận dấu, bạn cần làm thông báo mẫu con dấu lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Các thủ tục cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp
  • Mở tài khoản giao dịch ngân hàng của công ty và thông báo số tài khoản lên sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở;
  • Đăng ký khai thuế với cơ quan thuế quản lý trực thuộc nơi đơn vị đặt địa điểm kinh doanh;
  • Mua chữ ký số và đăng ký kê khai thuế qua mạng;
  • Đăng bố cáo thành lập công ty trên cổng thông tin quốc gia trong vòng 30 ngày tính từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đóng đầy đủ phí theo quy định của nhà nước;
  • Tiến hành nộp thuế môn bài cho đơn vị quản lý thuế thực tiếp;
  • Thông báo phương pháp tính thuế GTGT lên cơ quan thuế. Có hai phương pháp tính thuế đang được áp dụng là phương pháp khấu trừ và phương pháp tính thuế trực tiếp. Việc khai thuế của cả 2 phương pháp này được tính theo quý;
  • Tiến hành nộp đơn đề nghị mua, tự in hoặc đặt in hóa đơn GTGT. Khi đã in hóa đơn, công ty bắt buộc treo “liên 2 mẫu hóa đơn” công khai tại trụ sở chính của công ty;
  • Với các ngành nghề yêu cầu có điều kiện kinh doanh thì đơn vị cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan chứng minh đủ điều kiện kinh doanh.

Công ty mới thành lập cần chuẩn bị những gì.

Tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết

Cần Chuẩn Bị

4. Các kết quả bạn nhận được sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thành công

  • Giấy chứng nhận ĐKKD và mã số thuế của doanh nghiệp;
  • Con dấu tròn pháp nhân của doanh nghiệp;
  • Điều lệ chính thức của công ty (bao gồm: Thông báo thành lập, chứng nhận góp vốn của cổ đông…);
  • Hóa đơn VAT (giá trị gia tăng);
  • Thông báo việc sử dụng hóa đơn tự in, đặt in với cơ quan thuế;
  • Có tài khoản ngân hàng giao dịch của công ty và thông báo lên Sở KH&ĐT;
  • Đăng ký phương pháp khấu hao TSCĐ;
  • Thông báo phương pháp tính thuế GTGT của doanh nghiệp, áp dụng phương pháp tính thuế nào thì làm thông báo cho phương pháp khấu trừ đó;
  • Thông báo xác nhận kê khai thuế bằng phương pháp điện tử;
  • Thông báo phát hành hóa đơn;
  • Hợp đồng và giấy chứng nhận sử dụng chữ ký số và token dùng để kê khai thuế điện tử.

5. Dịch vụ thành lập công ty cổ phần nói chung và các loại hình khác nói riêng của ACC

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc làm thủ tục thành lập công ty, ACC cam đoan mang đến cho khách hàng sự chuyện nghiệp đi đôi với chất lượng, đồng thời giá cả cạnh tranh với thị trường. Tại sao bạn nên chọn ACC để làm thủ tục cho doanh nghiệp mình?
  • Bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp đến từ các chuyên viên tư vấn trên khắp các vùng miền của đất nước.
  • Thủ tục hoàn thiện hồ sơ nhanh chóng, chính xác, giao nhận tận nơi cho khách hàng.
  • Sau khi hoàn tất thủ tục, ACC sẽ đứng phía sau hỗ trợ pháp lý cho cho đến khi doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định.
  • Tư vấn, chia sẻ với khách hàng về rủi ro cũng như hạn chế lĩnh vực mà khách hàng đang kinh doanh và hướng dẫn khách hàng tránh những rủi ro đồng thời phát huy thế mạnh của mình.
6. Những câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp
Đăng ký thành lập công ty ở đâu?
Bạn cần làm hồ sơ Đăng ký thành lập công ty và nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh để được cấp giấy ĐKKD;
Đơn vị đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
+ Ở cấp tỉnh: nộp tại bộ phận một của Phòng ĐKKD
+ Ở cấp huyện: có các phòng kinh doanh thuộc huyện, thị xã.
Thành lập công ty cần những gì?
Bạn cần chuẩn bị các điều cơ bản sau:
+ Tên công ty
+ Địa chỉ đặt trụ sở chính
+ Mức vốn điều lệ dự kiến
+ Các thành viên sẽ góp vốn
+ Lựa chọn người đại diện hợp pháp
+ Lên danh sách và tra cứu mã ngành nghề định đăng ký kinh doanh.
Thành lập công ty TNHH 1 thành viên cần những gì?
Bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện như khi thành lập một công ty bình thường;
Xem thêm: Thành lập công ty TNHH 1 thành viên cần những gì?
Nên thành lập loại doanh nghiệp nào?
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là điều quyết định đến sự tồn vong và thịnh vượng của công ty sau này. Loại hình doanh nghiệp dựa trên:
+ Uy tín của doanh nghiệp;
+ Khả năng kêu gọi vốn đầu tư;
+ Yếu tố phức tạp trong thành lập và các chi phí khi thành lập;
+ Đơn vị quản lý trực tiếp doanh nghiệp.

Nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào

Tìm hiểu thêm tại

Loại hình doanh nghiệp


Trên đây là tất tần tật các bước trong thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp. Hy vọng đã phần nào giúp các bạn tìm được hướng đi cho mình. Chúc các bạn khởi nghiệp thành công!

DỊCH VỤ ĐẦY ĐỦ CHI TIẾT.

ĐỂ BẠN AN TÂM VẬN HÀNH KINH DOANH

Gọi: 090 992 8884

#ACCGroup #dịchvụthànhlậpcôngty #thủtụcthànhlậpcôngty
https://accgroupvn.wordpress.com/2019/05/23/dieu-kien-thanh-lap-cong-ty-tnhh-1-tv-2-tv-tro-len-2019-2/

Comments